Sàn gỗ công nghiệp được ưa chuộng trên toàn thế giới không chỉ bởi chất lượng sàn vượt trội vật liệu sàn đồng giá mà giá thành hoàn thiện phù hợp mọi yêu cầu trang trí hoàn thiện nội thất. Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ mang lại sự gần gủi thiên nhiên với sự đa năng vật liệu có thể hoàn thiện sàn nhà, ốp tường, ốp trần, phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, cửa hàng…độ dầy sàn gỗ công nghiệp giá rẻ từ 8mm, 9mm, 10mm và 12mm với nhiều màu sắc phong phú, đơn giản sang trọng, nhiều màu được khách hàng chọn lựa theo sở thích màu sắc phù hợp với tính cách gia chủ.
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp (Laminate Flooring) là dòng vật liệu sàn thay thế cho gỗ tự nhiên có vẻ đẹp hoàn thiện sang trọng cùng công nghệ sàn hiện đại với những ưu điểm vượt trội tạo nên thương hiệu như khả năng cách âm, kháng khuẩn, cách nhiệt,…

Phân loại sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp hiện tại vô cùng đa dạng về kết cấu lẫn thương hiệu, tuy nhiên dựa vào nguyên liệu cấu thành mà chia làm 3 loại chính là gỗ HDF, gỗ CDF và gỗ PW.
Gỗ HDF(High Density Fiberboard):
Sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện tại với kết cấu lõi cứng cáp, kháng nước cách nhiệt hiệu quả với thành phần chính là bột gỗ, giấy pha keo Phenol ép đùn dưới áp suất 800 – 1050 kg/m3 và nhiệt độ cao. Sàn gỗ HDF với phần lõi trọng lượng nhẹ, cứng cáp liên kết chắc chắn ván sàn cho không gian sàn ổn định khi sử dụng lâu dài. Sàn gỗ HDF có tính ứng dụng cao, dể dàng thi công cắt gọt tạo hình, chịu nước tốt, chống xước cao, giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều không gian nội thất lớn nhỏ.
Gỗ CDF(Compact Density Fiberboard):
Tấm CDF, dòng ván cứng hơn cốt HDF có lõi màu đen (black HDF) dùng cho sàn gỗ cao cấp siêu chịu nước
Thông tin chi tiết CDF: bột xơ gỗ (từ thân cây gỗ mà loại vỏ và biểu bì) nghiền siêu nhỏ và được sấy khô ở độ ẩm dưới 5% , ép nén dưới áp lực cao, trọng lượng riêng trên 860kg/m2. Đó để gia tăng tính rắn chắc, chịu lực và đàn hồi.
Cốt màu đen là do ở độ ẩm dưới 5%, xơ gỗ đã khô hẳn và ở thể rắn như than (cacbon), nên có màu đen nhưng vẫn giữ được các đặc tính thân thiện của gỗ tự nhiên. CDF ở thể nửa gỗ và than: gỗ thì rắn chắc dẻo dai và thể than không bị nở hay cong vênh co ngót vì nước hay độ ẩm. Kết cấu chắc chắn cho lõi để gia tăng tính chống ẩm kháng nước và không nấm mốc.
Gỗ PW(Plywood):
Với kết cấu xếp chồng nhiều lớp gỗ ép ngang dọc xen kẽ nhau để tạo liên kết chắc chắn cho ván gỗ hoàn thiện, bề mặt sàn gỗ PW có chống nước chống xước nhẹ tuy nhiên không phổ biến bằng sàn gỗ HDF. Sàn gỗ ép PW dể thi công, dể tạo hình tuy nhiên bề mặt gỗ không đẹp như gỗ HDF và chịu nước kém hơn hẳn nên chỉ phù hợp với những không gian trang trí đơn giản, nhỏ lẻ.
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp có kết cấu phân lớp chức năng xếp chồng lên nhau đặc trưng quyết định tuổi thọ và chất lượng sàn theo thời gian sử dụng. Sàn gỗ công nghiệp chất lượng thường có 4 phân lớp cơ bản: lớp phủ bề mặt, lớp vân gỗ, lõi HDF và lớp cân bằng với độ dày và chức năng riêng biệt cấu thành.

Lớp phủ bề mặt:
Sàn gỗ công nghiệp có lớp phủ bề mặt là Oxit nhôm kháng khuẩn chống bám bẩm cho không gian sàn dể vệ sinh, chống mài mòn va đập bảo vệ sức khỏe người dùng cùng hiệu ứng dập nổi cho cảm giác chân thật khi di chuyển trên bề mặt sàn.
Lớp vân gỗ:
Tùy vào từng thương hiệu sàn gỗ công nghiệp mà lớp vân gỗ đặc trưng có màu sắc và đường vân gỗ khác nhau. Cảm hứng từ vân gỗ tự nhiên được in nổi cho phép sàn gỗ công nghiệp hoàn thiện mang vẻ đẹp sang trọng đẳng cấp như ván gỗ tự nhiên.
Lõi HDF:
Phần lõi HDF(High Density Fibreboard) quyết định trực tiếp đếp độ cứng của ván sàn cấu thành từ sợi gỗ tinh chế nén ở tỉ trọng : 800 – 1050 kg/m3 cho sàn chịu lực tốt, chịu ẩm và ổn định khi sử dụng lâu dài. Khóa hèm đặc trưng ở phần lõi HDF cho ván sàn gỗ công nghiệp dể dàng tháo lắp và liên kết chắc chắn không cần dùng keo dán sàn chuyên dụng.
Lớp cân bằng:
Lớp màn nhựa ngăn cách trực tiếp bề mặt sàn có tác dụng chống ẩm từ bề mặt sàn nhà đến ván sàn tăng tuổi thọ vật liệu và loại bỏ các tác nhân ẩm mốc bên dưới mặt sàn.
Ưu nhược điểm sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp đa dạng với những đặc trưng cơ bản làm nên thương hiệu của dòng sàn gỗ công nghiệp hiện tại có những ưu, nhược điểm gì khuyến cáo người dùng nên lựa chọn sử dụng.
Ưu điểm:
- Sàn gỗ công nghiệp giá thành hoàn thiện rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên.
- Màu sắc sàn đa dạng, vân gỗ chân thật cảm giác chân êm ái như gỗ tự nhiên.
- Dể dàng vệ sinh, không ẩm mốc bề mặt an toàn sức khỏe người dùng.
- Lõi HDF cứng cáp chịu lực, không bị mối mọt hư hại ván sàn.
- Sàn gỗ công nghiệp chuyên dụng sàn nhà phù hợp mọi không gian sàn nội thất và ốp tường, ốp trần như vật liệu trang trí nội thất đa năng.
- Tháo lắp đơn giản thi công dể dàng nhanh chóng.
- Chống trầy, chống cháy, chống hóa chất ăn mòn bề mặt hiệu quả.
- Ấm áp mùa đông mát mẻ mùa hè.

Nhược điểm:
- Khả năng chịu nước không tốt như sàn nhựa giả gỗ luôn là điểm trừ lớn nhất của dòng sàn gỗ công nghiệp nói chung và sàn gỗ nói riêng. Người dùng nên chú ý lau dọn thường xuyên nếu bề mặt sàn tiếp xúc với nước.
- Sàn gỗ công nghiệp đa dạng giá thành và tuổi thọ vật liệu dài hay ngắn tùy thuộc vào giá vật liệu sàn người dùng lựa chọn.
- Cần bề mặt thi công bằng phẳng, không có sỏi cát nhỏ bên dưới sàn và lót foam cao su bên dưới ván sàn nếu không dể phát ra tiếng động khó chịu khi di chuyển trên bề mặt sàn hoàn thiện.
Ứng dụng sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu trang trí nội thất đa năng có thể ứng dụng rộng rãi cho nhiều khu vực nội thất: nhà ở, khách sạn, trường học, showroom, bệnh viện,… với độ bền cao và ổn định khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra sàn gỗ công nghiệp có thể dể dàng tạo hình trang trí không gian tường nội thất, trang trí trần nhà,… đơn giản với vẻ đẹp hoàn thiện sang trọng hơn hẳn các vật liệu truyền thống.